5 MẸO PHÒNG CHỐNG BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP MÙA LẠNH KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

5 MẸO PHÒNG CHỐNG BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP MÙA LẠNH KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là từ thu sang đông và đông sang xuân, thời tiết thường giá lạnh, hoặc kèm theo khô táo hoặc kém theo ẩm ướt. Khi đó, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó vận động tại khớp. Điều này khiến bệnh nhân khổ sở trong sinh hoạt, trong lao động từ đó làm giảm sút chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể bị những biến chứng không đáng có. Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp còn do bệnh lý khớp mạn tính có sẵn, cùng sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể suy giảm, các yếu tố gây bệnh, cái mà y học cổ truyền gọi là “ngoại tà” như Phong, Hàn, Thấp…, cùng tác động xâm phạm đến kinh lạc, cơ, khớp, làm cho khí huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc trở, kinh lạc bất thông mà gây đau. Trong đó Hàn là một yếu tố rất quan trọng, vì vậy thời tiết lạnh ẩm làm người bệnh đau tăng lên. Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu làm cho khí huyết trở trệ vận hành giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây nên tình trạng đau và thoái hóa khớp. Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa đông và dự phòng những bệnh lý không đáng có, chúng ta nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây:

1.Giữ ấm cho cơ thể:

Nên nghe tin dự báo thời tiết đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh để có phương pháp phòng vệ hiệu quả như:

- Tăng cường giữ ấm cơ thể, việc giữ ấm luôn là vấn đề cần được chú trọng nhất trong mùa đông, cần giữ ấm cơ thể, cổ, ngực, tay, chân, trong đó đặc biệt lưu ý giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa như (khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…).

Những cách giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh

- Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối… để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp.

- Tuyệt đối không chườm hay xoa dầu nóng trực tiếp lên vùng khớp đang viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau) sẽ khiến tình trạng sưng viêm trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá lạnh, nhiều gió, độ ẩm cao hay có mưa..

- Dùng thêm các loại thảo dược để ngâm chân, tay giúp hỗ trợ lưu thông khí huyết, làm ấm chân tay.

GIẢM NGAY NHỨC MỎI, THƯ GIÃN, NGỦ NGON VỚI THẢO DƯỢC NGÂM CHÂN VẠN LÝ

 

2. Nghỉ ngơi hợp lý:

Lúc này, để giảm đau cần giảm hoạt động và áp lực cho khớp như dùng gậy chống, vịn tay, mang găng hay miếng dán ở các khớp xương, đeo đai lưng, masage, chườm ấm…với những nhân viên văn phòng chúng ta cần hạn chế ngồi làm việc lâu quá hai giờ. Để phòng ngừa các bệnh xương khớp, bạn hãy từ bỏ thói quen ngồi làm việc quá lâu tại một vị trí mà hãy tranh thủ một vài phút giải lao đi lại, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tinh thần thoải mái vừa ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ, vai, cột sống.

Chống đau lưng, mệt mỏi cho người làm việc văn phòng

3. Chế độ ăn uống hợp lý:

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất và cân bằng để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân. Nên chú ý chế độ ăn uống như cần phải chú ý bổ sung đầy đủ protein, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D và các nguyên tố vi lượng; đồng thời ăn nhiều thực phẩm hàm chứa nhiều canci như sữa, chế phẩm từ đậu, các loại hạt, rau củ quả…Trọng dụng nđồ ăn có nhiều collagen. Tránh xa một số loại thực phẩm có thể tác động tới bệnh xương khớp vì những thực phẩm này sẽ sinh ra các chất có thể làm tăng gánh nặng cho khớp, trong đó bao gồm: các chất kích thích, thịt đỏ, đồ đông lạnh, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn có tính nóng, quá chua hay quá mặn.

Cách xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng | Vinmec

4. Sử dụng thuốc hợp lý:

Khi khớp bị đau nhức, nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định điều trị phù hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau (thường chứa corticoid dễ gây tổn thương dạ dày, phù nề, suy giảm hệ miễn dịch…). Với bệnh khớp, cần tránh thực hiện theo các kinh nghiệm truyền miệng thiếu tính khoa học, các thuốc và thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc nếu không muốn bệnh tình thêm nặng.

KHÁM KHỚP GỐI. PHẦN 1: CÁC BƯỚC CƠ BẢN - PHCN Online

5. Rèn luyện xương khớp:

Nhiều người khi bị đau nhức xương khớp thường sợ đau nên không dám cử động khiến các khớp càng trở nên tê cứng. Tuy nhiên, thực chất, khi bị khớp, mọi người càng nên vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất và tăng tiết dịch, bôi trơn các khớp. Bạn có thể tập luyện hợp lý để cải thiện chức năng của khớp, hoặc có thể masage, dùng phương pháp massage trị liệu.

Massage trị liệu cổ vai gáy.

Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút – 1 tiếng để thực hiện những bài tập thể dục đơn giản như: Bơi lội, đạp xe, đá bóng, cầu lông, võ thuật, tập thái cực quyền, khí công dưỡng sinh, Yoga…theo nguyên tắc nhẹ nhàng, mang tính cá thể và khi thực hành xong cảm thấy các khớp dễ chịu, giảm đau, vận động được cải thiện. Điều này rất hữu ích không chỉ cho hệ xương khớp mà còn tăng cường sức khỏe, mang lại sự sảng khoái về tinh thần và làm việc có hiệu quả hơn.

Chúc bạn và người thân luôn mạnh khỏe !

Bác sĩ - Trần Cao Trung Hiếu

------------------------------------
📲 Kết nối với giảng viên qua Zalo tại đây, hoặc liên hệ:

Trung tâm đào tạo nghề Massage trị liệu HaDu Việt Nam
Hotline: 0242.321.1919 - Website: Haduvietnam.edu.vn
Add: BT6, Lô 16A1, Làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội.

Chú ý: Các bài viết được lấy nguồn tại đây đều phải được trích dẫn!

 

Bài viết cùng danh mục

CÔNG TY TNHH HADU VIỆT NAM

MST: 5200834241

Ngày cấp phép lần đầu: 21/12/2015 (Thay đổi đăng ký lần thứ 3 ngày 03/06/2022)

Địa chỉ: BT3/16A4 làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 02466599377