Giãn - Viêm dây chằng có Massage trị liệu được không?
Giãn, viêm dây chằng là tình trạng tổn thương khá phổ biến của hệ vận động.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ dây chằng là gì và phân biệt được dây chằng với các tổ chức khác.
1. Dây chằng là gì?
Dây chằng là tổ chức mô sợi liên kết, có chức năng kết nối các xương với nhau, cố định và bảo vệ đầu khớp.
(Bạn đừng nhầm lẫn dây chằng với gân - gân là tổ chức để kết nối xương với cơ, tạo nên các vận động).
Dây chằng có cấu tạo chủ yếu từ các sợi collagen.
2. Giãn dây chằng là gì?
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị kéo căng ra quá mức (nhưng không bị đứt) và không co lại được trạng thái bình thường gây đau nhức tại chỗ, hạn chế trong vận động, sưng viêm dây chằng và các các tổ chức khác liên quan.
3. Nguyên nhân:
- Vận động sai tư thế
- Lao động nặng quá sức
- Té ngã, va đập dẫn tới chấn thương
- Chơi thể thao dẫn tới chấn thương...
4. Biện pháp:
- Việc đầu tiên cần làm là đi khám để chắc chắn rằng, không có tình trạng bị rách dây chằng và các tổn thương nghiêm trọng khác.
Nếu viêm, viêm cấp, cần theo chỉ định của bác sỹ.
Tham khảo ý kiến của các sỹ trước khi áp dụng các biện pháp trị liệu khác.
- Trong Y khoa, thuật ngữ RICE là cách gọi tắt của 4 chú ý trong điều trị giãn, viêm dây chằng:
+ R (Rest): nghỉ ngơi.
Tổn thương dây chằng rất lâu phục hồi vì 2 nguyên nhân:
+ Thứ nhất là vì chu kỳ làm mới collagen của dây chằng từ 50 - 100 ngày;
+ Thứ hai là vì tuy dây chằng đang "bị ốm" nhưng nó vẫn phải "làm việc" vì chúng ta vẫn phải vận động hàng ngày.
Vì vậy, cần chú ý nghỉ ngơi và loại bỏ các yếu tố vận động có nguy cơ tác động xấu lên dây chằng.
+ I (Ice): chườm lạnh.
Chườm lạnh được áp dụng trong trường hợp viêm cấp, sưng nóng đỏ đau.
+ C (Compression): băng ép.
Dùng băng ép cố định chủ yếu áp dụng trong trường hợp tổn thương dây chằng vùng tay, chân.
+ E (Elevation): kê cao.
Kê vùng tổn thương cao hơn so với tim để tránh sưng phù, tích tụ (đối với tổn thương vùng tay, chân).
5. Massage trị liệu (MSTL) áp dụng như thế nào trong trường hợp giãn, viêm dây chằng?
MSTL giúp khí huyết lưu thông, tránh tình trạng tích tụ chất thải ở mô vùng tổn thương, gây viêm sưng, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất tại mô tổ thương, tái tạo collagen mới cho dây chằng, giúp phục hồi cấu trúc và chức năng của các mô liên kết sợi tại đây.
MSTL cũng góp phần làm giảm đau nhức tại chỗ cho những người đang gặp tình trạng viêm, giãn dây chằng.
NHỮNG LƯU Ý KHI MSTL:
- Không tác động trực tiếp lên xương, đặc biệt là đối với các đốt sống.
- Trường hợp tổn thương dây chằng vùng cột sống cổ, lưng: Massage nhẹ nhàng, mục đích chính là để lưu thông khí huyết.
Thao tác trị liệu theo đốc mạch thực hiện không lực hoặc bỏ qua.
- Tuyệt đối không tự ý thực hiện các thủ thuật bẻ, vặn, xoắn, giãn, vận động tại chỗ đối với các khớp xương đang có tổn thương.
- Không đắp thảo dược BSNL hoặc chườm nóng lên các vùng đang viêm cấp, sưng đỏ.
- Cần kiên trì thực hiện đều đặn, vì lý do đã nêu ở trên, thời gian để phục hồi mô liên kết sợi cần 50 - 100 ngày hoặc lâu hơn nữa.
- Và cuối cùng, một lần nữa xin được nhắc lại: MSTL không phải là phương pháp tác động lực mạnh lên các điểm đau. ĐÚNG + ĐỦ mới tạo ra hiệu quả trị liệu.
Vui lòng không gây tổn thương thêm cho khách hàng!
Chúc bạn và người thân luôn mạnh khỏe !
Thạc sĩ. Nguyễn Hải Duy
Việc kết hợp day ấn các huyệt trên cơ thể với các thủ pháp massage trị liệu chuyên sâu, không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau mỏi, ứ huyết tại chỗ mà còn giúp nâng cao sức khỏe lâu dài cho khách hàng. Hãy tìm hiểu và học cách xác định chính xác các huyệt đạo này trên cơ thể để đạt được hiệu quả trị liệu cao nhất bạn nhé!
Đăng ký mua sách mẹo nhớ huyệt tại đây!
------------------------------------
📲 Kết nối với giảng viên qua Zalo tại đây, hoặc liên hệ:
Trung tâm đào tạo nghề Massage trị liệu HaDu Việt Nam
Hotline: 0242.321.1919 - Website: Haduvietnam.edu.vn
Add: BT3, Lô 16A4, Làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
Chú ý: Các bài viết được lấy nguồn tại đây đều phải được trích dẫn!