Bảng tra cứu các đường kinh trên cơ thể

 

1. Các đường kinh chính

1.1. Các đường kinh ở tay
1.1.1. Các đường kinh âm (-)
① Phế: Đi từ vùng ngực lên cổ họng qua đường mặt trong tay, kết thúc ở đầu ngón tay cái.

Kinh Phế:

1. Vân môn 

2. Trung phủ 
3. Ngư tế

 


 


Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

 ② Tâm: Đường kinh tâm bắt đầu từ huyệt cực tuyền dưới hốc nách men theo mặt trong cánh tay, qua khuỷu tay, xuống lòng bàn tay đến đầu ngón tay út rồi kết thúc tại huyệt thiếu xung nằm cạnh góc trong móng tay út.

Kinh tâm:

1. Thần môn
2. Thiếu hải
3. Cực tuyền


 







 


Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

③ Tâm bào: Bắt đầu từ huyệt thiên trì các đầu vú 1 thốn theo chiều ngang, chạy vòng lên nách rồi dọc xuống lòng bàn tay theo đường nằm giữa mặt trong cánh tay, cuối cùng kết thúc tại đầu ngón tay giữa.

Kinh tâm bào:
1. Lao cung
2. Đại Lăng
3. Nội quan



 


Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

1.1.2. Các đường kinh dương (+)
① Đại trường: Bắt đầu từ ngón trỏ qua đường trên mặt ngoài cánh tay, qua vai, qua cổ, qua mặt ngoài cánh tay và kết thúc ở nghinh hương.

Kinh đại trường:
1. Hợp cốc .
2. Thủ tam lý

3. Khúc trì

4. Tý nhu
5. Kiên Ngung

6. Nghinh hương

Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

 ② Tam tiêu: Bắt đầu từ góc ngoài móng tay áp út, chạy dọc theo đường giữa mặt ngoài cánh tay, qua cổ rồi vòng lên phía sau tai, cuối cùng kết thúc tại huyệt ty trúc không ở đuôi chân mày.

Kinh tam tiêu:
1. Trung chử
2. Ế phong
3. Nhĩ môn

4. Ty trúc không





Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

③ Tiểu trường: Đường kinh bắt đầu từ góc ngoài móng tay út, đi dọc theo mé ngoài của tay, qua khuỷu tay rồi vòng lên bả vai, qua gò má và kết thúc tại huyệt Thính cung nằm phía trước gờ tai.

Kinh tiểu trường:

1. Tiểu hải
2. Thiên tông
3. Quyền liêu

4. Thính cung






Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

 1.2. Các đường kinh ở chân
1.2.1. Các đường kinh âm (-)
① Can: Bắt đầu từ góc móng chân cái, chạy qua mu bàn chân, rồi từ mắt cá trong lên trên theo mé trước mặt trong chân, theo đường giữa mặt trong chân chạy lên rồi vòng ra cơ quan sinh dục ngoài lên bụng, chếch sang hông chạy lên ngực, cuối cùng kết thúc xương sườn thứ 2, tính từ đầu vú xuống.

Kinh can:
1. Hành gian
2. Thái xung
3. Trung phong

4. Khúc Tuyền

5. Chương môn

6. Kỳ môn

 




 



Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

② Tỳ: Bắt đầu từ góc trong móng chân cái, đi dọc theo má chân trong qua mắt cá rồi theo mặt trong chân chạy lên trên; qua bụng, cách nhâm mạch 4 thốn; qua ngực, cách nhâm mạch 6 thốn; cuối cùng kết thúc ở phía dưới nách.

Kinh tỳ:

1. Thái Bạch 

2. Công tôn 

3. Thương khâu

4. Tam âm Giao

5. Âm lăng tuyền
6. Huyết hải








Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

 ③ Thận: Bắt đầu từ huyệt dũng tuyền dưới gan bàn chân, vòng qua gót chân rồi men theo phía sau của mé chân trong đi lên bụng cách nhâm mạch nửa thốn, đi lên ngực cách nhâm mạch 2 thốn, cuối cùng kết thúc tại phía dưới xương đòn.

③ Thận:

1. Dũng tuyền

2. Thái Khê

3. Phục Lưu





Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

1.2.2. Các đường kinh dương (+)
① Bàng quang: Đường kinh bắt đầu từ khóe mắt trong vòng qua đầu xuống phía sau cổ, đến lưng thì chia thành 2 đường: đường thứ nhất cách đốc mạch 1,5 thốn; đường thứ hai cách đốc mạch 3 thốn. Khi đến chân, bàng quang kinh chạy dọc giữa mặt sau chân, qua mắt cá ngoài đến mé ngoài bàn chân rồi kết thúc tại góc ngoài móng chân út. 

Kinh bàng quang:
1. Phế du
2. Tâm du
3. Cách du
4. Can du
5. Đởm du
6. Tỳ du
7. Vị du
8. Thận du
9. Chí thất
10. Bát liêu

11. Trật biên
12. Ân môn
13. Ủy trung

14. Thừa sơn

15. Côn lôn
16. Tình minh

17. Toản trúc
Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

② Vị: Bắt đầu từ huyệt thừa khấp dưới hốc mắt chạy vòng lên đầu rồi xuống ngực cách nhâm mạch 4 thốn, qua bụng cách rốn 2 thốn, sau đó chạy dọc theo mặt ngoài của chân và kết thúc tại huyệt lệ đoài nằm ở góc ngoài móng chân thứ hai.

Kinh vị:
1. Giải khê.

2. Hạ cự hư.
3. Phong long.
4. Thượng cự hư.

5. Túc tam lý.

6. Lương khâu.

7. Thiên khu.

8. Nhũ căn.

9. Tứ bạch.
10. Thừa khấp.



 


Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

③ Đởm : Bắt đầu từ đuôi mắt, chạy lên góc trán rồi vòng  ra phía sau tai, xuống  xương đòn, tiếp tục xuống nách, qua ngực đến xương sườn dưới cùng. Khi đến khớp háng, nó chạy dọc theo đường mặt ngoài của chân, xuống mắt cá đến mu bàn chân, cuối cùng kết thúc tại góc ngoài móng chân áp út.

③ Đởm:
1. Hiệp khê.

2. Khâu khư.

3. Huyền chung.

4. Dương lăng tuyền.

5. Trung độc.

6. Phong thị.

7. Hoàn khiêu.

8. Kiên tỉnh.

9. Thính hội.

10. Đồng tử liêu.


Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

2. Đường kinh phụ
2.1. Mạch nhâm
Bắt đầu từ phía dưới tử cung đối với nữ và phía sau tuyến tiền liệt đối với nam, ra huyệt hội âm, chạy lên theo đường giữa bụng và ngực, đến cổ họng rồi vòng lên môi, cuối cùng kết thúc tại huyệt thừa tương bên dưới môi và giao với đốc mạch.

Mạch nhâm:
1. Thừa tương.

2. Đản trung.

3. Cự khuyết.

4. Trung quản.

5. Thần khuyết.

6. Khí hải.

7. Quan nguyên.

8. Trung cực.

9. Khúc cốt.

10. Hội âm.
Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

2.2. Mạch đốc
Đốc mạch bắt đầu từ phía dưới tử cung đối với nữ và phía sau tuyến tiền liệt đối với nam, vòng ra huyệt trường cường, chạy dọc lên sống lưng, qua huyệt phong phủ, lên đỉnh đầu, ra giữa trán rồi xuống sống mũi, cuối cùng kết thúc ở môi trên và giao với nhâm mạch.

Mạch đốc:

1. Trường cường.

2. Mệnh môn.

3. Chí dương.

4. Thân trụ.
5. Phong phủ.

6. Bách hội.

7. Thần đình.

8. Nhân trung.
Chi tiết về vị trí và tác dụng của huyệt xin mở bảng tra cứu các huyệt theo vùng.

Xem thêm: TOP 4 CÁCH ĐỂ BẤM HUYỆT ĐÚNG KHI MỚI HỌC NGHỀ SPA

Để việc học tập trở nên dễ dàng hơn, Trung tâm nghiên cứu của HaDu Việt Nam cho ra mắt từ điển Mẹo nhớ huyệt - Mẹo xác định hệ thống Cơ xương khớp trên cơ thể người - Cẩm nang chăm sóc sức khỏe chủ động. Mời bạn tham khảo tại đây

------------------------------------
📲 Kết nối với giảng viên qua Zalo tại đây, hoặc liên hệ:

Trung tâm đào tạo nghề Massage trị liệu HaDu Việt Nam
Hotline: 0242.321.1919 - Website: Haduvietnam.edu.vn
Add: BT6, Lô 16A1, Làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội.

Chú ý: Các bài viết được lấy nguồn tại đây đều phải được trích dẫn!

Bài viết cùng danh mục

CÔNG TY TNHH HADU VIỆT NAM

MST: 5200834241

Ngày cấp phép lần đầu: 21/12/2015 (Thay đổi đăng ký lần thứ 3 ngày 03/06/2022)

Địa chỉ: BT3/16A4 làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 02466599377