BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?
ĐAU THẦN KINH TỌA CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?
Đau thần kinh tọa là là bệnh rất thường gặp đứng thứ 2 sau viêm khớp dạng thấp, độ tuổi ngày càng trẻ hóa, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
1. Định nghĩa
Thần kinh tọa hay còn gọi là thần kinh hông to là dây thần lớn nhất và dài nhất trong cơ thể , xuất phát từ rễ thần kinh L4 L5 S1 S2 S3 hội tụ lại, chạy dọc mặt sau đùi đến tận cùng đầu ngón chân. Thần kinh tọa có ba chức năng chính là chi phối cảm giác vận động dinh dưỡng, góp phần nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.
Đau thần kinh tọa là đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau ngang cột sống thắt lưng lan xuống mông, đùi, cẳng chân, và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan có thể khác nhau.
2. Nguyên nhân
2.1 Nguyên nhân tại cột sống
- Nguyên nhân mắc phải: là do các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, viêm nhiễm, khối u gây chèn ép, hẹp cột sống, viêm cột sống do lao ảnh hưởng đến tủy xương, chèn ép dây thần kinh tọa. Riêng thoát vị đĩa đệm chiếm 70 – 90% các trường hợp bị đau thần kinh tọa.
- Nguyên nhân bẩm sinh: Gai đôi bẩm sinh L5S1 khiến gai chèn ép vào dây thần kinh tọa dẫn đến đau, tê dọc theo vùng chi phối.
2.2 Nguyên nhân nằm trong ống sống
Gồm các bệnh như viêm tủy thần kinh, u trong tủy hoặc u dây thần kinh vùng thắt lưng, u mỡ vùng tủy ép những tổn thương mà các bệnh lý này gây ra đè ép vào rễ thần kinh tọa.
2.3 Nguyên nhân hiếm gặp
Cấu trúc rễ dây thần kinh L5 S1 to hơn mức bình thường, giãn tĩnh mạch quanh rễ… Việc chẩn đoán vô cùng khó khăn chỉ phát hiện khi thực hiện phương pháp ngoại khoa.
3. Yếu tố nguy cơ
- Tuổi tác.
- Mang vác nặng sai tư thế.
- Thừa cân.
- Yếu tố di truyền.
- Thay đổi nội tiết tố.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
4. Triệu chứng
- Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, nếu tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái, tổn thương rễ L5 còn đau lan tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
- Cơn đau lan tỏa từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa. 4
- Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, đau hoặc đau dữ dội. Đôi khi nó có thể cảm thấy như một cú giật hoặc điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Thông thường chỉ có một bên cơ thể của bạn bị ảnh hưởng.
- Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác.
5. Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?
Đau thần kinh tọa là bệnh lý không hề hiếm gặp, việc điều trị đòi hỏi sự kiên trì áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp kiểm soát bệnh, ngăn ngừa tái phát.
Hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương...
- Mức độ mắc bệnh nặng hay nhẹ, đã xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, chèn ép rễ thần kinh chưa?
- Thời điểm chữa trị là giai đoạn khởi phát hay toàn phát. Thường thì giai đoạn bệnh nhẹ sẽ dễ khắc phục hơn, cho hiệu quả điều trị cao hơn.
- Phương pháp chữa bệnh: Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, quyết định khả năng phục hồi của người bệnh.
6. Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng)
- Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.
- Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.
- Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.
- Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa."
6.1 Điều trị nội khoa
-Thuốc chống viêm,giảm đau không steroid (NSAID)
- Corticosteroid.
- Thuốc giãn cơ.
- Thuốc chống trầm cảm.
Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc tây vì vì sử dụng thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan thận...
6.2. Phẫu thuật
Chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc những trường hợp có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…), teo cơ.
- Phẫu thuật lấy nhân đệm: cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Chỉ định sau khi điều trị đau 03 tháng không kết quả. Trường hợp bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phẫu thuật sớm hơn.
- Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
6.3. Massaage trị liệu
Massage trị liệu (MSTL) là 1 phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị bệnh lý đau thần kinh tọa.
- MSTL giúp giãn cơ, giảm chèn ép lên dây thần kinh và làm dịu cơn đau; đồng thời kích thích lưu lượng máu đến cột sống, tăng cường nuôi dưỡng xương khớp, cải thiện rõ rệt tình trạng đau nhức, hạn chế vận động ở các bệnh nhân đau thần kinh tọa, giúp ngăn ngứa tái phát.
Việc thực hiện các thao tác MSTL cần thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy tắc trị liệu.
Tham khảo MSTL lưng eo tại: https://haduvietnam.edu.vn/tri-lieu-lung-eo
- Sử dụng Thảo dược Bổ sung năng lượng (đắp vùng cổ vai gáy và lưng) hoặc gối thảo dược giúp giảm đau nhanh chóng.
Tham khảo Thảo dược Bổ sung năng lượng tại: https://hadushop.com/product/thao-duoc-chuyen-sau/
Tham khảo Gối thảo dược tại: https://hadushop.com/product/goi-thao-duoc-nho/.
Bác sĩ- Nguyễn Thị Minh Thương.
------------------------------------
📲 Kết nối với giảng viên qua Zalo tại đây, hoặc liên hệ:
Trung tâm đào tạo nghề Massage trị liệu HaDu Việt Nam
Hotline: 0242.321.1919 - Website: Haduvietnam.edu.vn
Add: BT6, Lô 16A1, Làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
Chú ý: Các bài viết được lấy nguồn tại đây đều phải được trích dẫn!