Hỏi - Đáp chuyên môn Massage trị liệu ngày 11/05/2022

GIẢI ĐÁP CHUYÊN MÔN MASSAGE TRỊ LIỆU 

Câu 1:  Thầy ơi thảo dược bổ sung năng lượng có những tác dụng gì ạ?  Và có được đắp cho người cao huyết áp không ạ?

- THÀNH PHẦN: 100% các thảo dược tự nhiên: Đương quy, hồng hoa, đào nhân và các thảo dược bí truyền…
- CÔNG DỤNG:
+ Cải thiện ứ huyết, sưng đau, phong thấp, tê nhức xương khớp.
+ Bài hàn, làm ấm kinh lạc, cải thiện lạnh tay chân.
Ngoài ra khi kết hợp sử dụng thảo dược bổ sung năng lượng với phương pháp điều khí và các bài MSTL bổ sung thận khí, MSTL làm ấm tử cung sẽ giúp bổ sung thêm khí cho tạng thận, làm ấm tử cung tránh những trường hợp tử cung hàn, tử cung lạnh.
- Không đắp thảo dược bổ sung năng lượng cho những người đang gặp tình trạng cao huyết áp. Vì trong thảo dược có những thành phần thảo dược có tính ấm, nóng.

 

Câu 2:  Vậy cách dùng và bảo quản thảo dược bổ sung năng lượng như thế nào ạ?

CÁCH DÙNG:
Bước 1: Pha và đắp thảo dược:
TH1 : Không có tủ hấp
– Lấy 1 gói thảo dược cho vào bát, pha với nước nóng, đảo đều và đắp lên vùng trị liệu 35 phút.
– Chú ý nhiệt độ hỗn hợp.
– Cố định bằng miếng dán phủ kín bề mặt vùng đắp thảo dược.
TH2: Có tủ hấp
– Lấy 1 gói thảo dược cho vào bát, pha với nước nóng. Đặt bát vào tủ hấp để giữ ấm và ủ thảo dược (ít nhất 15 phút).
– Lấy bát thảo dược ra và đắp lên vùng trị liệu 20 phút.
– Cố định bằng miếng dán phủ kín bề mặt vùng đắp thảo dược.


Bước 2: Bóc thảo dược
Gỡ miếng dán kèm theo thảo dược, làm sạch lại bằng khăn khô ấm.
Bước 3: Điều khí
Sau khi bóc thảo dược, KTV sử dụng 2 bàn tay đã được làm ấm, đặt lên vùng trị liệu và yêu cầu KH hít sâu thở đều theo nhịp 3 lần:
+ Làm ấm sâu kinh lạc.
+ Truyền năng lượng cho KH
+ Điều khí
Hướng dẫn hít thở:
+ KTV đặt tay lên vùng trị liệu, giữ nguyên 5 giây: KH hít sâu.
+ KTV nhấc tay lên, KH thở ra từ từ
Làm lặp lại 3 lần.
BẢO QUẢN:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ thường là được em nhé!

Câu 3:  Thầy cho em hỏi bệnh thoái cột sống cổ là gì? Và có một KH của em bị thoái hóa đốt sống cổ 6,7 thường xuyên gặp tình trạng đau đầu kèm tê bì tay? Thì liệu massage trị liệu có hết không ạ?

1. Định nghĩa:
Thoái hóa cột sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ

Thoái hóa cột sống cổ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị


2. Nguyên nhân:
Hoạt động sai tư thế là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài ở một tư thế, ít vận động là những nguyên nhân chính gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc phải cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.

Đặc biệt những công việc phải sử dụng máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy khi đó không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.

Thoái hóa đốt sống cổ và những điều cần biết | Báo Dân trí



Ngoài ra, nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ còn có thể là do chế độ dinh dưỡng (ăn uống thiếu chất, sụt giảm hàm lượng canxi, vitamin, magie...) hoặc thói quen sinh hoạt (cúi hoặc ngửa cổ quá nhiều, mang vác vật nặng trên vai hoặc cổ khi làm việc, kê gối quá cao khi ngủ, lạm dụng bia rượu, thuốc lá).

Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).
Những nguyên nhân trên sẽ gây ra sự thay đổi trong cột sống làm xương và sụn tạo nên cột sống cổ dần dần thoái hóa. Những thay đổi này có thể bao gồm:

+ Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có tác dụng như miếng lót giữa các đốt sống của cột sống . Ở tuổi 40, hầu hết các đĩa đệm cột sống sẽ bắt đầu khô và co lại, điều này làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều và khó khăn hơn.
+ Thoát vị đĩa đệm: Các vết nứt thường xuất hiện, dẫn đến đĩa đệm (thoát vị) - đôi khi có thể ấn vào tủy sống và rễ thần kinh.
+ Xương: Thoái hóa đĩa đệm thường dẫn đến việc cột sống tăng sinh xương để củng cố. Những gai xương này đôi khi có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.
+ Xơ hóa dây chằng. Dây chằng là các dây nối xương với xương. Dây chằng cột sống có thể bị xơ hóa theo tuổi tác, làm cho cổ kém linh hoạt.
3. Triệu chứng:
Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ: hầu hết các trường hợp thoái hóa cột sống cổ thường không có biểu hiện gì đặc biệt trong một thời gian dài ban đầu. Khi các triệu chứng xuất hiện các biểu hiện thường thấy nhất đó là người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.

Người bệnh không thấy có cảm giác khác thường nhưng sau đó, những triệu chứng sau:

Thực hiện các động tác ở cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
Đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, gây ra "tư thế vẹo cổ", tư thế sái cổ. Đau thường lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Đau Đầu Không Và Phải Làm sao?


Một số những trường hợp, mất cảm giác sâu của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
Có trường hợp bệnh nhân khi gặp thời tiết lạnh (trở trời) kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Khi bị cứng cổ không tự đi được kèm theo rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người.

* TH cụ thể KH của em bị thoái hóa đốt C6, C7 => Đau đầu, tê bì tay
4. Hướng trị liệu:
- MSTL cổ vai gáy chuyên sâu. Tập trung kỹ vùng các đốt sống C1- C3, C6,C7
- Đắp thuốc thảo dược bổ sung năng lượng vùng D1 - D7.
- Tập trung trị liệu vùng tay + vùng đầu.

 

Chúc bạn và người thân luôn mạnh khỏe !

Bác sĩ: Trần Cao Trung Hiếu 

Việc kết hợp day ấn các huyệt trên cơ thể với các thủ pháp massage trị liệu chuyên sâu, không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau mỏi, ứ huyết tại chỗ mà còn giúp nâng cao sức khỏe lâu dài cho khách hàng. Hãy tìm hiểu và học cách xác định chính xác các huyệt đạo này trên cơ thể để đạt được hiệu quả trị liệu cao nhất bạn nhé!

Đăng ký mua sách mẹo nhớ huyệt tại đây! 

------------------------------------
📲 Kết nối với giảng viên qua Zalo tại đây, hoặc liên hệ:

Trung tâm đào tạo nghề Massage trị liệu HaDu Việt Nam
Hotline: 0242.321.1919 - Website: Haduvietnam.edu.vn
Add: BT6, Lô 16A1, Làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội.

Chú ý: Các bài viết được lấy nguồn tại đây đều phải được trích dẫn!





 

Bài viết cùng danh mục

CÔNG TY TNHH HADU VIỆT NAM

MST: 5200834241

Ngày cấp phép lần đầu: 21/12/2015 (Thay đổi đăng ký lần thứ 3 ngày 03/06/2022)

Địa chỉ: BT3/16A4 làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 02466599377