Bệnh lupus ban đỏ có Massage trị liệu được không?
Chị Lương Hải Yến - Giám đốc chuỗi Ybella hỏi: Cô Hải Duy cho chị hỏi: Bạn khách hàng này của chị bị lupus ban đỏ và hôm trước cũng đã bị huyết khối ở chân, các vấn đề sức khỏe khác đều bình thường, ổn định. Hôm nay, bạn ấy Massage trị liệu cổ vai gáy bị tím thế này có sao không? Làm sao để nhanh khỏi?
TRẢ LỜI:
Lupus ban đỏ: Theo hiểu biết của y học hiện đại là 1 dạng bệnh tự miễn, tức là hệ miễn dịch của người bệnh không phân biệt được tác nhân xâm nhập và chính cơ thể mình, dẫn tới tấn công tất cả mọi cơ quan trong cơ thể, gây tổn thương lên hầu hết các cơ quan như: da, tim mạch, phổi, thần kinh, tiêu hóa, thận, lách, tế bào máu... (nên còn gọi là lupus ban đỏ hệ thống).
Lupus ban đỏ chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, nhưng các nhà khoa học nhận thấy bệnh có mối liên hệ với các yếu tố như:
- Rối loạn nội tiết (bệnh thường gặp ở phụ nữ).
- Môi trường sống độc hại, nhiều hóa chất.
- Có yếu tố di truyền
Triệu chứng thường gặp:
- Các vết ban đỏ trên da (điển hình là vết ban đỏ hình cánh bướm trên mặt).
- Rụng tóc nhiều, tóc vàng, yếu.
- Co mạch ngón tay, bàn tay gây tím, lạnh ngắt bàn tay.
- Viêm cơ tim, viêm màng tim, suy tim.
- Viêm phổi, viêm màng phổi, suy hô hấp.
- Viêm khớp.
- Tiểu đục, phù, tăng huyết áp, suy thận.
- Thiếu máu (giảm cả hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).
- Rối loạn phương hướng, mất tri giác, mất trí nhớ...
Với tình trạng khách hàng (KH) sau khi Massage trị liệu (MSTL) xong bị bầm tím và đau ở vai như trong hình (khách hàng sức khỏe bình thường, cơ thể thường hơi mệt mỏi một chút):
- Nếu không có biểu hiện gì bất thường (như tăng nặng, vết tím lan to, đau nhiều, sức khỏe suy giảm) thì không có gì đáng lo ngại nhiều cả.
Vết tím bầm là kết quả của việc kết hợp nhiều yếu tố:
- KH thì mao mạch yếu.
- TLV dùng lực nhiều.
- Điểm dùng lực là cạnh trên xương bả vai.
Các yếu tố trên dẫn tới làm vỡ mao mạch nông dưới da. Đồng thời, tiểu cầu trong máu bệnh nhân (BN) lupus ban đỏ thấp, nên khi có tổn thương thì tình trạng chảy máu sẽ nghiêm trọng hơn do vết thương thành mao mạch lâu được "vá" lành.
Hôm nay là ngày thứ 2 bị bầm tím, chị có thể dùng gối thảo dược chườm ấm giúp tan máu bầm cho chị ấy, cũng không nên dùng dụng cụ quá nóng, vì da của BN lupus ban đỏ cũng rất dễ tổn thương.
(Tham khảo sản phẩm Gối thảo dược ở đây: https://hadushop.com/product/goi-thao-duoc/).
- Nếu có bất thường thì chắc chắn là cần đi khám và xin ý kiến bác sỹ.
Ngoài ra, chị cũng chú ý khi MSTL cho KH này:
1. Không dùng lực mạnh, đảm bảo kỹ thuật chính xác, lực nhẹ nhàng. KH vẫn nên MSTL thường xuyên để giúp lưu thông máu, tăng cường đào thải độc tố, giảm thiểu hình thành huyết khối.
2. Không nên nằm úp lâu, không nên nằm massage quá lâu, trước khi ngồi dậy nhất thiết phải chuyển qua nằm nghiêng và nghỉ ngơi một chút rồi từ từ ngồi dậy, không massage lúc đói, vì hầu hết BN lupus ban đỏ đều thiếu máu. Nếu đói hoặc ngồi dậy quá nhanh rất dễ choáng, ngất.
3. Trong khi MSTL chú ý nhịp điệu chậm, vì người mắc lupus ban đỏ thường gặp tình trạng tim yếu, phổi yếu, thở kém. Nhịp điệu thao tác chậm, nhẹ nhàng sẽ giúp KH không bị mệt.
* Ngoài ra, ở một góc nhìn khác (ngoài các tài liệu khoa học chính thống), nếu chị Yến và các bạn yêu thích có thể tìm đọc cuốn Cơ thể tự chữa lành - Anthony William. Theo tác giả của cuốn sách này, các loại bệnh tự miễn được xác định do virus gây ra, và hệ miễn dịch của chúng ta không phải là tự tấn công cơ thể mà nó đang tấn công virus và gửi tới chúng ta một lời cảnh báo. Cũng trong cuốn sách này sẽ hướng dẫn chế độ ăn uống để giúp chữa lành hoàn toàn các bệnh tự miễn. Xin mời quý anh chị tham khảo và tự chiêm nghiệm!
Chúc bạn và người thân luôn mạnh khỏe !
Thạc sĩ. Nguyễn Hải Duy
Việc kết hợp day ấn các huyệt trên cơ thể với các thủ pháp massage trị liệu chuyên sâu, không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau mỏi, ứ huyết tại chỗ mà còn giúp nâng cao sức khỏe lâu dài cho khách hàng. Hãy tìm hiểu và học cách xác định chính xác các huyệt đạo này trên cơ thể để đạt được hiệu quả trị liệu cao nhất bạn nhé!
Đăng ký mua sách mẹo nhớ huyệt tại đây!
------------------------------------
📲 Kết nối với giảng viên qua Zalo tại đây, hoặc liên hệ:
Trung tâm đào tạo nghề Massage trị liệu HaDu Việt Nam
Hotline: 0242.321.1919 - Website: Haduvietnam.edu.vn
Add: BT3, Lô 16A4, Làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
Chú ý: Các bài viết được lấy nguồn tại đây đều phải được trích dẫn!