QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI MUA BÁN CHỨNG CHỈ GIẢ
-
Quy định về chứng chỉ giả
Khoản 3 Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau: “Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định”.
Như vậy, tất cả các trường hợp không qua học tập, đào tạo, thi cử mà có văn bằng, chứng chỉ thì văn bằng, chứng chỉ đó được xác định là văn bằng, chứng chỉ giả. Người có hành vi sử dụng bằng giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Chế tài
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với các hành vi sau:
-
Cấp chứng chỉ hoặc bản sao chứng chỉ không đúng theo quy định pháp luật;
-
Gian lận để được cấp chứng chỉ, hoặc bản sao chứng chỉ.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự, Người nào làm giả, hoặc sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Cũng theo Điều 342 Bộ luật Hình sự, Người nào mua bán tài liệu của cơ quan, tổ chức mà không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đối với trường hợp có thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng trở lên, có thể bị phạt từ từ 02 đến 05 năm.
Như vậy, hành vi mua bán văn bằng, chứng chỉ giả có thể bị xử phạt Hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 02 năm tù giam.