Giãn dây chăng khớp gối nguy hiểm với mọi đối tượng

 

GIÃN DÂY CHẰNG KHỚP GỐI NGUY HIỂM VỚI MỌI ĐỐI TƯỢNG        

Giãn dây chằng khớp gối là tình trạng căng giãn quá mức của dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước. Điều này khiến người bệnh đột ngột đau nhức dữ đội hoặc đau âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày. Bên cạnh đó khớp gối còn có biểu hiện sưng nóng, đỏ hoặc bầm tím quanh khu vực tổn thương, người bệnh khó đứng dậy và vận động.

1. Nguyên nhân

Giãn dây chằng khớp gối nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương thể thao (bóng đá, bóng chuyền, chạy nhảy..), tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt gây va đập trực tiếp vào đầu gối, hay chấn thương xoắn (khi chạy, đi xe máy... bị ngã bất ngờ người bệnh dùng một chân để trụ và chống đỡ dẫn đến tình trạng chấn thương xoắn).

2. Triệu chứng 

Các vị trí thường bị giãn dây chằng mà bạn có thể gặp phải | TCI Hospital

Đau khớp gối là triệu chứng thường gặp khi bị giãn dây chằng đầu gối. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể bị đau nhức đột ngột, đau nhẹ hoặc dữ dội khiến bệnh nhân đi khập khiễng hoặc không thể cử động khớp gối.

Đau nhức do giãn dây chằng chéo trước và sau thường âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày. Mức độ đau tăng lên theo thời gian hoặc khi cố gắng đứng dậy và cử động. Đau giảm nhẹ khi nghỉ ngơi và chườm đá.

Ngoài ra tổn thương dây chằng đầu gối còn làm phát sinh thêm nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác, bao gồm:

  • Cứng khớp kèm theo tê và có cảm giác yếu cơ rõ rệt
  • Hạn chế phạm vi mở rộng của khớp
  • Bệnh nhân khó đứng lên, ngồi xuống, đi lại, cử động
  • Khớp gối nhanh chóng sưng to và nóng đỏ
  • Bầm tím khu vực tổn thương do mô mềm bị va đập mạnh
  • Viêm khớp
  • Ổ khớp lỏng lẻo, mất vững khớp gối
  • Khớp gối biến dạng
  • Teo cơ chân do giảm vận động
  • Khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục khi di chuyển hoặc co duỗi. Triệu chứng này xảy ra do dây chằng bị giãn và khớp lỏng lẻo khiến hai đầu xương va vào nhau khi cử động.

Trong một số trường hợp, người bệnh chỉ bị đau nhức âm ỉ, không kèm theo những biểu hiện nêu trên.

3. Chẩn đoán  

Để chẩn đoán lâm sàng, bệnh nhân được kiểm tra bệnh sử và tiền sử chấn thương. Sau đó khám và kiểm tra thực thể nhằm xác định những vấn đề sau:

  • Vị trí và mức độ đau nhức
  • Mức độ sưng đỏ và các biểu hiện đi kèm như bầm tím, khớp gối lỏng lẻo, căng cứng…
  • Phạm vi chuyển động của khớp
  • Khả năng vận động của bệnh nhân, bao gồm cả động tác đứng lên và ngồi xuống
  • Dáng đi
  • Biến dạng khớp (phân biệt với gãy xương, sai khớp)
  • Teo cơ chân (nếu có)
  • Triệu chứng toàn thân (nếu có)
  • Hoạt động làm tăng/ giảm triệu chứng đau nhức
  • Những vị trí bị ảnh hưởng

4. Điều trị

Phần lớn các trường hợp đều có đáp ứng tốt với các biện pháp xử lý tại nhà, cụ thể như nghỉ ngơi, chườm lạnh, dùng thuốc không kê đơn…

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu tự động và một số bài tập tăng cường theo hướng dẫn của chuyên gia. Việc sớm can thiệp đúng cách có thể rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa các biến chứng.

Biện pháp khắc phục tại nhà: nghỉ ngơi,nâng cao đầu gối,chườm lạnh,cố định khớp .

Tập một số bài tập như : tập căng gối,tập co gối, tập mạnh cơ tứ đầu đùi…..

 Vì sau chấn thương sẽ có biểu hiện sưng đau vùng khớp gối bị thương tổn, nếu trong tuần đầu tình trạng sưng đau nhiều thì ưu tiên hàng đầu là nghỉ ngơi, gác cao chân, chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng rồi mới đến các bài  MSTL chân , MSTL bổ sung thận khí….

5. Cách phòng tránh chấn thương dây chằng đầu gối

Tổn thương dây chằng đầu gối khó có thể ngăn ngừa một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu bạn là người có nguy cơ cao gặp phải các chấn thương này (như vận động viên thể thao chuyên nghiệp và không chuyên), hãy ghi nhớ những cách sau để giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương:

  • Luôn khởi động kỹ trước khi chơi thể thao;
  • Thực hành kỹ thuật tiếp đất đúng sau khi bật nhảy;
  • Tăng cường độ tập luyện lên từ từ để khớp gối quen dần, tránh tập cường
  • Không tập luyện cường độ cao liên tục trong thời gian dài. Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khớp gối cũng cần được nghỉ ngơi để duy trì độ linh hoạt, dẻo dai;
  • Các bài tập với tạ như squat, deadlift rất cần thiết để tăng sức mạnh cho cả cơ và dây chằng. Cơ bắp khỏe sẽ giảm tải bớt áp lực cho dây chằng;
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa chấn thương dây chằng đầu gối, đặc biệt đối với các vận động viên. Chế độ ăn cần tăng cường thực phẩm giàu protein (các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…), canxi (hải sản có vỏ, sữa, đậu phụ…) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, nấm, trứng…) để duy trì cơ, xương, khớp và dây chằng khỏe mạnh.
  • ------------------------------------
    📲 Kết nối với giảng viên qua Zalo tại đây, hoặc liên hệ:

    Trung tâm đào tạo nghề Massage trị liệu HaDu Việt Nam
    Hotline: 0242.321.1919 - Website: Haduvietnam.edu.vn
    Add: BT6, Lô 16A1, Làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội.

    Chú ý: Các bài viết được lấy nguồn tại đây đều phải được trích dẫn!

 

Bài viết cùng danh mục

CÔNG TY TNHH HADU VIỆT NAM

MST: 5200834241

Ngày cấp phép lần đầu: 21/12/2015 (Thay đổi đăng ký lần thứ 3 ngày 03/06/2022)

Địa chỉ: BT3/16A4 làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 02466599377